Chúng ta trả tiền để diệt gián và nhện trong khi ở Thái Lan, họ trả tiền để ăn chúng. Đó là khác biệt về suy nghĩ giữa các nền văn hóa, tương tự như vậy, giữa người hạnh phúc và thành công với người không có được những thứ này cũng có sự khác biệt.
Thay đổi lớn lao luôn xuất phát từ những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ. Thói quen cầm tù chúng ta, làm tê liệt khả năng thành công và bào mòn hạnh phúc của bản thân.
Dưới đây là 7 cách khác biệt mà người thành công thường suy nghĩ:
Theo đuổi sự tò mò, không phải niềm đam mê
“Hãy theo đuổi niềm đam mê của bạn” là lời khuyên phổ biến nhất mà chúng ta thường hay gặp. Nó phổ biến vì nó đưa ra một lời khuyên khôn ngoan, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ nói thì dễ hơn làm. Để theo đuổi niềm đam mê, bạn cần phải tìm thấy nó. Và có những người dành cả cuộc đời của mình để theo đuổi đam mê mù quáng. Đó là lí do vì sao phần lớn chúng ta cần được giúp đỡ – hãy làm thế nào để vẫn có thể nấu ăn trong khi bạn không có công thức trong tay.
Steve Jobs, trong bài phát biểu của ông về sự thành công đã nói:“Phần lớn những gì tôi tình cờ theo đuổi do sự tò mò và trực giác hóa ra là những thứ vô giá.”
Sự tò mò là cây cầu kết nối chúng ta từ việc tìm kiếm đến việc sống trong niềm đam mê của mình.
Họ làm bạn với stress
Stress bị coi là tiêu cực và hoàn toàn hợp lý khi nghĩ vậy, rất nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng gây ra tổn thương thần kinh và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Nhưng nếu stress bị coi là kẻ thù chỉ vì chúng ta cảm nhận theo hướng đó?
Thông thường trong các tình huống căng thẳng, mạch máu của chúng ta co lại và nhịp tim tăng lên. Tuy nhiên, khoa học đã chỉ ra rằng, khi bạn thay đổi cách nghĩ về sự căng thẳng, bạn cũng sẽ thay đổi phản ứng của cơ thể với nó.
Một nghiên cứu do Matthew Nock của trường Đại học Harvard và Wendy Berry Mendes của Đại học California thực hiện. Những người tham gia có ba phút để chuẩn bị sau đó họ sẽ thực hiện một bài phát biểu trước những vị giám khảo khó tính và hay phán xét. Họ được chia thành hai nhóm, với một nửa số người tham gia có tiền sử về bệnh lo lắng.
Một nhóm được tư vấn trước để cảm thấy sự căng thẳng là hữu ích, rằng sự tăng nhịp tim sẽ là đòn bẩy cho họ, trong khi hô hấp nhanh và mạnh mang nhiều oxy tới não. Kết quả là, những người xem căng thẳng là hữu ích ít lo lắng và tự tin hơn.
Không ai trong số chúng ta có khả năng miễn dịch với stress. Vấn đề không nằm ở chỗ chúng ta có phải “nếm trải” sự căng thẳng hay không, mà là cách chúng ta phản ứng với nó. Hiểu rõ về sự căng thẳng -cũng giống như cơ thể bạn tập trung đánh bại một thách thức, thay vì bị đánh bại – không chỉ là đơn thuần là động lực, đó là một sự thay đổi sinh học. Có nghĩa bạn sẽ sống lâu hơn, và cảm thấy tốt hơn.
Họ hiểu biết về phản ứng dây chuyền
Chỉ cần đánh đổ một quân domino là có thể gây ảnh hưởng tới phần còn lại. Những người thành công hiếm khi đưa ra quyết định độc lập nhưng họ liên kết hành động với kết quả.
Để đưa công ty lên một tầm cao mới, Paul O’Neill, cựu Giám đốc điều hành hãng sản xuất nhôm khổng lồ Alcoa không tập trung vào quảng cáo và tiếp thị, hay nghiên cứu và phát triển. Ông tập trung vào sự an toàn, giúp giảm ngày nghỉ do chấn thương tại nơi làm việc tới 90%. Trong vòng một năm lợi nhuận của công ty đạt mức cao kỷ lục. Tính đến lúc O’Neill nghỉ hưu, lợi nhuận đã cao hơn năm lần.
Nhìn bề nổi, chúng ta không thấy có mối liên quan giữa lợi nhuận và an toàn lao động. Nhưng người thành công có khả năng nhìn thấy mối quan hệ giữa những điều “không liên quan”.
Suy nghĩ của chúng ta chia các thứ thành nhiều ngăn. Điều này giữ cho mọi thứ ngăn nắp và hợp lý nhưng đồng thời cũng tạo nên vách ngăn khiến chúng ta không thể nhìn xuyên suốt. Những người thành công luôn tìm kiếm sự kết nối và các mối liên hệ. Suy nghĩ của họ không những xuyên suốt mà còn bao quát. Họ không chỉ nghiên cứu chi tiết mà còn thấy cả tổng thể.
Họ hỏi nhiều hơn trả lời
Cái tôi của chúng ta làm tê liệt bản thân mình ngay khi đưa ra câu hỏi. Thay vì hỏi và mở rộng kiến thức, chúng ta lại tìm cách bảo vệ hình ảnh của mình và sa lầy trong sự thiếu hiểu biết.
Những người thành công không quan tâm tới việc bảo vệ cái tôi. Họ muốn phát triển bản thân thông qua các câu hỏi. Không có khả năng đưa ra câu hỏi sẽ kìm hãm sự phát triển của bản thân.
Thực chất, những điều chưa biết tạo nên niềm hứng khởi. Những người thành công không quan tâm tới việc bảo vệ cái tôi. Họ muốn phát triển bản thân thông qua các câu hỏi. Không có khả năng đưa ra câu hỏi sẽ kìm hãm sự phát triển của bản thân.
Hành động đơn giản như đặt câu hỏi là cuộc cách mạng hóa và mang đặc trưng của tập đoàn Toyota. “5 lý do phát triển” nổi tiếng của Sakichi Toyoda đã trở thành tiêu chuẩn cho hệ thống sản xuất của họ. Đó là một chiến lược đơn giản nhưng có hiệu quả cao để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ vấn đề nào và đã được áp dụng bởi nhiều tổ chức trên toàn thế giới.
Họ cho đi trước khi nhận lại
Làm việc không vì lợi ích là một điều ngược đời. Nhưng cống hiến mà không màng đến kỳ vọng hay những điều ràng buộc lại chính là đặc điểm phân biệt của nhiều người thành công.
Hiệu ứng boomerang nghịch lý tồn tại ở đây: tập trung vào thành công và hạnh phúc của người khác lại dẫn đến kết quả là thành công và hạnh phúc là của mình. Zig Ziglar nói “Bạn có thể có tất cả mọi thứ mình muốn, nếu bạn biết giúp người khác đạt được điều họ muốn”.
Họ sắp xếp thời gian để không-làm-gì
Thành công đồng nghĩa với làm việc chăm chỉ. David Bly diễn đạt điều này một cách hoàn hảo: “Phấn đấu để thành công mà không cần làm việc chăm chỉ cũng giống như cố gắng thu hoạch thứ bạn không gieo trồng.” Nhưng làm việc chăm chỉ thường biến thành làm việc điên cuồng. Sẵn sàng làm việc 24/7.
Tuy nhiên, một số người tài năng thường có thói quen khác thường. Lịch trình bận rộn của họ có phân bổ một khoảng thời gian hoàn toàn không-làm-gì. Tất nhiên, không-làm-gì không phải là vô nghĩa. Mặc dù theo lý thuyết thì khoảng thời gian này “năng suất bằng 0”, nhưng thực tế thời gian này cho phép họ nghiền ngẫm và xử lý những thông tin họ có, từ đó tạo ra những ý tưởng mới.
Những người thành công thường xuyên sắp xếp thời gian không-làm-gì. Họ đi dạo, ăn trưa một mình, ngồi trong công viên. Nó hiệu quả với Einstein: “Mặc dù tôi có một lịch trình làm việc liên tục, tôi dành thời gian đi dạo trên bãi biển để có thể nghiền ngẫm những điều đang xảy ra trong đầu. Nếu công việc không suôn sẻ, tôi nằm nghỉ giữa ngày làm việc và nhìn lên trần nhà trong khi lắng nghe và hình dung những gì diễn ra trong trí tưởng tượng của mình”.
Họ coi trọng trải nghiệm hơn là mục đích
Có rất ít của cải vật chất chúng ta có thể gán mác “vô giá” nhưng kinh nghiệm lại có thể.
Những vật chất chúng ta đạt được giống như sản phẩm phụ của việc chúng ta trở thành người có trí tuệ, tình cảm, tinh thần, tâm hồn. Đó không phải thứ bạn nhận được mà là con người bạn trở thành.
Người thành công coi trọng trải nghiệm hơn mục đích. Con người mà chúng ta trở thành tạo ra nhiều giá trị hơn, không chỉ cho bản thân mình mà còn với những người xung quanh và giá trị đó vượt xa bất kì mục đích nào.
Theo Ybox
Xem bài gốc tại đây