• 2018 – Mâm cỗ Tết
  • 2019 – Tết yêu thương
Thanh niên, Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
  • VietChallenge
    • VietChallenge năm 2016
    • VietChallenge năm 2017
    • VietChallenge năm 2018
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • August
  • 6
  • Thư gửi bạn – Cảm nhận truyền thống và văn hoá trường đại học tại Mỹ

Thư gửi bạn – Cảm nhận truyền thống và văn hoá trường đại học tại Mỹ

Luyen Nguyen
06/08/201517/06/2016 1 Comment

Thư gửi bạn – Cảm nhận truyền thống và văn hoá trường đại học tại Mỹ

Bạn thân mến,

Hệ thống các trường đại học ở Mỹ vốn vô cùng đa dạng từ quy mô, loại hình, cấp học, ngành nghề, chương trình học …, nhưng lại có những đặc trưng để nhận biết đó là truyền thống và văn hoá vô cùng khác biệt của mỗi trường. Thời gian 4 năm học qua có lẽ chưa đủ dài để mình trải nghiệm và cảm nhận đầy đủ về truyền thống và văn hoá của chỉ riêng ngôi trường mình đang học thôi, nhưng cũng đủ dài để mình bước đầu cảm nhận thấy hơi thở của nó. Mình muốn chia sẻ với bạn một vài cảm nhận ban đầu đó thông qua cách nhận dạng trường và tinh thần mầu cờ sắc áo.

Logo của 125 trường hàng đầu trong hệ thống NCAA (Hiệp hội thể thao đại học quốc gia) [1].
Logo của 125 trường hàng đầu trong hệ thống NCAA (Hiệp hội thể thao đại học quốc gia) [1].
  1. Nhận dạng trường

Đa số các trường đại học ở Mỹ đều có đủ bộ nhận dạng riêng của gồm logo, màu sắc, nickname, linh vật (mascot), bài hát truyền thống.

Cựu sinh viên trở về dự Homecoming
Cựu sinh viên trở về dự Homecoming

Logo của các trường được thiết kế rất đa dạng và sáng tạo, từ những thiết kế đơn giản theo cách điệu của một hay một vài chữ viết tắt tên trường đến những thiết kế phức tạp lồng ghép cả linh vật của trường. Chúng được thiết kế rất đặc trưng và sinh viên dễ dàng nhận ra logo của trường mình khi để cạnh hàng trăm logo của các trường khác.

 Linh vật sống động của một số trường đại học tại Mỹ
Linh vật sống động của một số trường đại học tại Mỹ

Mỗi trường cũng chọn cho mình một hoặc hai màu đặc trưng. Chắc hẳn đôi lúc bạn sẽ thấy khó phân biệt được màu đỏ kiểu Cardinal của Stanford và màu đỏ kiểu Crimson của Harvard, thực ra tỉ lệ pha trộn RGB của 2 mầu đỏ đó là khác nhau đó các bạn ạ. Màu đặc trưng xuất hiện phổ biến trong khuôn viên trường, trên trang phục hàng ngày của sinh viên, hay trên đồng phục của các đội thể thao, của cổ động viên, của cựu sinh viên mỗi dịp hội trường, …

Sinh viên hay cựu sinh viên của mỗi trường đều tự hào gọi nhau bằng tên nghe rất lạ, đó chính là nickname của trường đó. Họ không ngần ngại gọi mình là Aggies, Crimson, Cowboys, Cowgirls, Cardinal, Ducks, Dolphins, Longhorns, Seminoles, hayTigers, …  Đó cũng là tên được đặt cho các đội tuyển của trường tham gia các giải đấu từ khoa học, công nghệ, cho đến thể thao.

Tuy không xuất hiện phổ biến bằng logo, màu sắc, hay nickname, nhưng linh vật, dù là chính thức hay không chính thức, lại là một biểu tượng rất đặc biệt của các trường. Linh vật không phải là các con búp bê nhỏ xinh xinh như ở thế vận hội mà là những nhân vật, con vật kỳ dị do người hoá trang thành, hoặc là những con vật sống được lựa chọn ví dụ như chú chó Reveille IX của đại học Texas A&M hay chú chó Uga của đại học Georgia … Linh vật luôn sống động và là nhân vật nổi bật trong các hoạt động của trường từ lễ nhập học, đón tiếp và giao lưu với các vị khách nhí đến thăm trường, đến các trận thi đấu thể thao sôi động.

Pistol Pete, linh vật của Đại học bang Oklahoma, đang tiếp chuyện vị khách nhí
Pistol Pete, linh vật của Đại học bang Oklahoma, đang tiếp chuyện vị khách nhí

Ngoài logo, màu sắc, nickname, hay linh vật, mỗi trường đều có bài hát truyền thống của mình và được gọi là The Alma Master. The Alma Master thường là những bài hát ngắn được sáng tác gắn liền với điển tích hay truyền thống văn hoá nào đó của trường. Cảm xúc và lòng tự hào dâng tràn mỗi khi cùng cả ngàn người trong hội trường trường hát vang The Alma Master trước lễ tốt nghiệp, hay cả sân vận động với hàng chục nghìn người tay trong tay hát vang The Alma Master sau mỗi chiến thắng của đội nhà. Nhiều trường còn có những bài hát riêng được gọi là The Waving Song hay The Fight Song để cổ vũ. Cách cổ vũ cũng rất độc đáo, vô cùng sôi động và ấn tượng khi cả sân vân động đứng lên vẫy tay theo cùng nhịp điệu và cùng hát vang lời ca của The Waving Song mỗi khi đội bóng con cưng ghi điểm, và có cả những lúc lời ca The Fight Song được hát vang liên tục để khích lệ đội nhà vượt lên khi đang bị dẫn điểm.

Ngoài danh tiếng, thì logo, màu sắc, nickname, linh vật, bài hát truyền thống là những nhận dạng rất quan trọng của mỗi trường đại học ở Mỹ bạn ạ.

  1. Tinh thần mầu cờ sắc áo

Sinh viên thường tự hào về trường của mình, bạn nào cũng sẽ các trang phục như áo thun, áo khoác, cà vạt, khăn quàng, mũ, ba lô, hay vòng tay, … mang mầu sắc và logo của trường để sẵn sàng cho các sự kiện. Sắc mầu của trường luôn phủ kín  khuôn viên trong các sự kiện, hay tràn ngập sân vận động mỗi khi có đội nhà thi đấu. Như thành thông lệ, thứ 6 hàng tuần, một ngày trước trận đấu bóng bầu dục, gần như toàn bộ sinh viên và giảng viên mặc những trang phục đó đến trường và hàng loạt những nghi lễ kỳ lạ nhằm vào linh vật giả của đối thủ, nhất là các “đối thủ không đội trời chung” được thực hiện để khích lệ tinh thần đội nhà.  Như nghi lễ “thịt cặp ngựa Boomer and Sooner” tại OSU và “nghiền nát Pistol Pete” tại OU trước trận Bedlam, nghi lễ “giết gấu” tại Stanford và “chặt cây” tại Berkerley trước trận quyết đấu Big Game, hay nghi lễ “săn hổ” tại Alabama và “xử voi” tại Aurban trước trận tranh Iron Bowl. Và điều đặc biệt là nhưng nghi lễ đó hoàn toàn chấm dứt vào ngày thi đấu.

Đội bóng bầu dục và cổ động viên tay trong tay hát vang The Alma Master sau trận thắng
Đội bóng bầu dục và cổ động viên tay trong tay hát vang The Alma Master sau trận thắng

Các trường đại học ở Mỹ còn có hoạt động và ngày truyền thống kỳ dị nữa, như “Seventh Annual Nitrogen Day” tại Cao đẳng Reed, “Orgo Night” tại Đại học Columbia,  “Dragon Day” tại đại học Cornell, hay “The Naked Quad Run” tại Đại học Tufts. Những hoạt động như vậy luôn để lại nhiều dấu ấn khó phai đối với sinh viên và làm giầu thêm truyền thống và văn hoá của trường.

Cùng hát vang The Alma Master trong lễ tốt nghiệp tại Trường đại học Notre Dame
Cùng hát vang The Alma Master trong lễ tốt nghiệp tại Trường đại học Notre Dame

Mình cảm nhận truyền thống và văn hoá trường như là “nhóm máu “hay một “loại gen” mà có lẽ các sinh viên sẽ mang theo suốt cả cuộc đời đấy bạn ạ. Thành công hay thất bại trong sự nghiệp có thể cũng mang dấu ấn của gen đó. Nó cũng là chất kết dính giữa cựu sinh viên với trường. Mình nghĩ nếu không có “gen” đó sẽ không có những tỉ phú hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho trường, không thể có hàng chục nghìn người trở về hội trường hàng năm trong lễ Homecoming, không thể có hàng nghìn cựu sinh viên lái xe cả ngàn cây số theo cổ vũ đội bóng bầu dục của trường, … Chuyện về truyền thống và văn hoá trường đại học tại Mỹ thì dài và phong phú lắm các bạn ạ. Mình sẽ tiếp tục trải nghiệm để chia sẻ với các bạn ở thư sau nhé.

 

Xin hẹn gặp lại bạn,

Hà Đỗ.

Post navigation

Những hoạt động bạn nên tham gia để có một mùa hè rực rỡ
Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?

Related Articles

tieudiemnoibat

BCG Vietnam Webinar Connection Event. February 28, 2019.

Minh Uong
19/02/201919/02/2019 No Comments
tieudiemnoibat

Cuộc thi giành quyền đăng cai VTNM7

Minh Uong
15/02/201919/02/2019 No Comments
tieudiemnoibat

Tết Về Nhà – California 2019

Minh Uong
12/02/201919/02/2019 No Comments

One thought on “Thư gửi bạn – Cảm nhận truyền thống và văn hoá trường đại học tại Mỹ”

  1. Pingback: Thông báo Kết quả cuộc thi Hành trình nước Mỹ - Thư gửi một người

Comments are closed.

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

http://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BCG Vietnam Webinar Connection Event. February 28, 2019.
  • YT-03: TẾT VUI
  • Đón tết Kỷ Hợi cùng du học sinh Việt Nam tại Đaị học Texas A&M
  • BV-07: CHÀO “TẾT”
  • BV-06: ĐI ĐỂ TRỞ VỀ
  • BV-05: TÔI TÌM THẤY TẾT
  • BV-04: “TẾT” DẪU XA, NHƯNG “YÊU THƯƠNG’ VẪN RẤT GẦN
  • PV-06: TẾT XA
  • Cuộc thi giành quyền đăng cai VTNM7
  • YT-02: Ảnh Tết Cùng Gia đình Cách Xa 13000 Cây Số

Tết Việt trên đất Mỹ 2019 Tết yêu thương

YT-03: TẾT VUI

YT-03: TẾT VUI

Linh Vu
19/02/201919/02/2019 No Comments

Bài dự thi “Tết Việt trên đất Mỹ 2019”Tác giả: Huynh Thao Ly Mình bắt đầu qua nước Mỹ xa...

BV-07: CHÀO “TẾT”

BV-07: CHÀO “TẾT”

19/02/201919/02/2019
BV-06: ĐI ĐỂ TRỞ VỀ

BV-06: ĐI ĐỂ TRỞ VỀ

18/02/201919/02/2019
BV-05: TÔI TÌM THẤY TẾT

BV-05: TÔI TÌM THẤY TẾT

18/02/201919/02/2019

Tết Việt trên đất Mỹ 2018 Mâm cỗ Tết

Thông báo Kết quả cuộc thi Tết Việt Trên Đất Mỹ 2018 tieudiemnoibat

Thông báo Kết quả cuộc thi Tết Việt Trên Đất Mỹ 2018

Phuong Nguyen
14/03/2018 No Comments

Cuộc thi Tết Việt Trên Đất Mỹ 2018 với chủ đề "Mâm cỗ Tết" đã nhận được sự hưởng ứng...

018: Bài dự thi “Tết Việt trên đất Mỹ 2018” TẾT YÊU THƯƠNG

018: Bài dự thi “Tết Việt trên đất Mỹ 2018” TẾT YÊU THƯƠNG

01/03/201802/03/2018
017: Bài dự thi “Tết Việt trên đất Mỹ 2018” TẾT MẬU TUẤT – TẾT XA NHÀ ĐẦU TIÊN

017: Bài dự thi “Tết Việt trên đất Mỹ 2018” TẾT MẬU TUẤT – TẾT XA NHÀ ĐẦU TIÊN

01/03/2018
016: Bài dự thi “Tết Việt trên đất Mỹ 2018” NẾP NHÀ

016: Bài dự thi “Tết Việt trên đất Mỹ 2018” NẾP NHÀ

01/03/2018

Calendar

August 2015
M T W T F S S
« Jul   Sep »
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31  

Quảng cáo Cuối bài viết

VietnamAirlines

Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018

https://www.youtube.com/watch?v=vziivT1UMgo&t=1s

Phút giao thừa lặng lẽ

http://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Various-Artists-Phút-Giao-Thừa-Lặng-Lẽ.mp3
Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes