Trong vài năm trở lại đây, Myanmar đã có những cải cách và mở cửa rất thú vị. Điều này đã tạo cảm hứng cho không khí tranh luận đa chiều ở Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, với đà mở cửa và cải cách như hiện nay, chẳng mấy chốc Myanmar sẽ vượt qua Việt Nam.
Các nền tảng cải cách hiện nay của Myanmar và triển vọng của nền kinh tế này trong tương lai là điều được nhiều người quan tâm.
Để cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, trong Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam tại Boston lần thứ 2 (VSFB2), giáo sư David Dapice sẽ chia sẻ về những nền tảng cải cách hiện nay ở Myanmar so sánh với nền tảng cải cách ở Việt nam trong thập niên 1980.
Thời gian: Từ 13h00-15h00 ngày 28/04/2013
Địa điểm: Seminar Room 1-C, 20 Sumner Road, Cambridge, MA 02138
Giới hạn số người tham gia: 30
Đăng ký tham dự tại: http://www.sinhvienboston.org/2013/04/02/vsfb2-nhung-nhan-to-cho-cai-cach-hien-nay-o-myanmar-so-sanh-voi-cai-cach-o-viet-nam-trong-thap-nien-1980/
Thông tin về diễn giả: Giáo sư David Dapice là Kinh tế trưởng Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard và đang giảng dạy tại Khoa Kinh tế Đại học Tufs. Ông đã nghiên cứu về các nước Asean hơn bốn thập kỷ. Kể từ lần đầu đến Việt Nam (1989) đến nay, ông đã cùng các đồng nghiệp của mình thực hiện rất nhiều các nghiên cứu về Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là nghiên cứu “Theo hướng rồng bay” vào đầu thập niên 1990 và “Lựa chọn thành công” vào năm 2008. Những vấn đề của nền Kinh tế Việt Nam đã được chỉ ra và dự báo với những kịch bản khác nhau. Một số dự báo, trên thực tế, đang xảy ra tại Việt Nam.
Với lợi thế ở một trường đại học nghiên cứu hàng đầu, nắm bắt ngay được những xu hướng cải cách mới manh nha, từ giữa những năm 2000, Chương trình Việt Nam ở Harvard đã bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu về Myanmar. Giáo sư David Dapice là người chủ trì các nghiên cứu này.