• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2013
  • July
  • 25
  • “Đã nhìn thấy người từ nơi chốn đây…”

“Đã nhìn thấy người từ nơi chốn đây…”

Hoa Hoang
25/07/201322/11/2013 1 Comment

Vậy nước Mỹ trong tôi thế nào mới được chứ?

Nước Mỹ trong tôi, ngay giây phút này, có lẽ là ba mẹ của tôi.

Rio Lâm, bên trái, và hai bạn nữ cùng tuổi 21 sắp thực hiện hành trình xuyên Mỹ bằng ô tô từ giữa tháng 12 tới
Rio Lâm, bên trái, và hai bạn nữ cùng tuổi 21 sắp thực hiện hành trình xuyên Mỹ bằng ô tô từ giữa tháng 12 tới

Tôi viết gì khi viết về nước Mỹ? (lời này rõ là nhại lại quyển “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” của Haruki Murakami. Tôi vẫn chưa đọc quyển ấy, chỉ thấy cái đề khá dễ thương). Nhưng thực sự tôi đã nghĩ rất lâu về chuyện viết gì khi nói đến nước Mỹ. Những cô cậu bạn đa chủng tộc thân thiện, những lần lái xe xuyên bang xuyên màn đêm, ăn mì gói trong cửa hàng tiện lợi, những anh chàng 6 múi mắt đủ màu, những lần xúng xính váy áo đi bar đến tận sáng? Không được, du học sinh đâu chỉ có cuộc đời màu hồng neon như thế. Hay là chuyện hư xe dọc dường, chuyện đôi khi bị kỳ thị, chuyện thức trắng đêm học bài, đến gần ngày thông báo kết quả học bổng thì gần như stress nặng và sẵn sàng đấm vào mặt bất kỳ đứa nào lảng vảng trước mặt? Không, cuộc sống của tôi cũng không toàn màu xám như thế.

Vậy nước Mỹ trong tôi thế nào mới được chứ?

Nước Mỹ trong tôi, ngay giây phút này, có lẽ là ba mẹ của tôi.

Ba mẹ tôi vẫn ở Việt Nam. Cả đời ba mẹ chưa bao giờ có cơ hội đặt chân sang đây xem xứ cờ hoa trông ra sao. Tôi nhớ một ngày đẹp trời năm 19 tuổi, mẹ gọi tôi xuống bếp và hỏi:

–          Ba mẹ hỏi thiệt, con có muốn đi Mỹ không?

–          Nhà mình có đủ tiền không đã? – tôi hỏi lại.

–          Nếu con muốn, ba mẹ sẽ lo được.

Tôi chưa bao giờ hiểu nổi sức nặng của câu nói ấy, có lẽ đến bây giờ vẫn chưa. 19 tuổi, chị cả trong nhà, tôi cùng lắm cũng chỉ biết ước lượng tài sản gia đình, xem sức khỏe ba mẹ, bàn vài câu về tương lai thằng em còn nhỏ, sau đó thì nói rằng con muốn đi. Nghe qua thì có vẻ chín chắn, nhưng đến bây giờ, tôi mới thấy mình vẫn nông cạn như thế nào. Tôi chưa hình dung được sau câu nói, “Nếu con muốn, ba mẹ sẽ lo được.” là những gì. Lúc đó, tôi chỉ thấy nước Mỹ trước mắt.

Xa nhà hơn 3 năm, phần lớn thời gian tôi dành để nhớ những điều gì đâu: nhớ Đà Nẵng, nhớ căn nhà, nhớ tuổi thơ thảnh thơi vô tư lự, nhớ bạn bè, nhớ đồ ăn. Ba mẹ hiếm khi xuất hiện trong những lúc quay quắt như thế, mặc dù hình ảnh vẫn có thể đính kèm. Thật ra, ba mẹ lại hay xuất hiện trong những lúc quyết tâm; khi đó, tôi luôn có xu hướng nghĩ “sẽ làm ba mẹ vui lòng” hơn “nhớ ba mẹ”, lý tính nặng hơn tình cảm. Thảng hoặc tôi cảm thấy một chút hổ thẹn, cũng tự hỏi vì sao mình lại như vậy. Sau này tôi gặp cô bạn thân của mình, người đã đến xứ Mỹ như cá gặp nước, thậm chí còn không màng đến chuyện về thăm Việt Nam; thế là tôi nghĩ… “mình vậy cũng được rồi. Chắc còn trẻ nó vậy.”

Nhưng đến một lúc, tất cả chúng tôi đều đọc được một bài viết, “20 năm nữa, chúng ta còn gặp bố mẹ bao nhiêu lần?” Thật lòng, tôi đã không đọc hết bài viết đó. Tôi chỉ đọc hết tiêu đề và bật khóc, khóc như đứa trẻ vừa nhận ra mình có lỗi, chứ không phải vì bị đòn. Đêm hôm đó, tôi và bạn thi nhau khóc, ngỡ ngàng nhận ra mình đã sống vội và hoang phí đến thế nào. Tất cả những cuộc vui mà chúng tôi gọi là giá trị tuổi trẻ, của việc sống một mình nơi xứ người, liệu có đánh đổi được một hai bữa ăn chúng tôi còn được xới bát cơm cho ba mẹ? Tuổi trẻ sẽ qua đi, nhưng ba mẹ chúng tôi rồi cũng sẽ ra đi. Và rốt cuộc, chúng tôi sẽ khóc vì đánh mất điều gì, tuổi trẻ hay gia đình?

Sau đó, dĩ nhiên chúng tôi… quên bài viết, lại lao vào nhịp độ học hành – ăn – chơi quay cuồng. Ba mẹ là những màn hình chat facebook, skype, những cú điện thoại viễn liên, đôi khi là những lời thẽ thọt, “Con hết tiền rồi…”

Cho đến mùa hè năm nay, có lẽ bắt đầu từ lúc Texas hăm he đổ lửa, tầm tháng Năm, tháng Sáu. Đó là thời điểm ông ngoại cô bạn thân của tôi ở bên Mỹ qua đời. Cô bé tâm sự với tôi, “Vậy là mẹ em (mẹ cô bé vẫn ở Việt Nam) 18 năm rồi chưa được gặp ông đến một lần.” Với đầu óc non nớt ít khi đối diện sinh tử của những đứa tuổi 20, con số 18 đó là cả một nỗi bàng hoàng. 18 năm chưa hề có cơ hội nhìn mặt ba mẹ một lần, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó, nhưng bây giờ đó lại là chuyện có thể sẽ xảy ra. Với bất kỳ ai.

Cuối tháng Sáu tôi về Việt Nam. Tháng Bảy tôi bắt đầu đau bụng, sốt, viêm họng, nằm trên giường gần hai tuần lễ. Bệnh tật ở nhà được mẹ chăm từng li từng tí.

Tôi bắt đầu cảm thấy buồn. 22 tuổi, bạn bè ở Việt Nam đã tốt nghiệp ra trường, chuẩn bị đi làm. Tôi bây giờ mới chuyển tiếp lên Đại học, học phí ăn ở vẫn còn là gánh nặng trên vai ba mẹ. Nhìn mẹ tôi chừng này tuổi vẫn phải tất bật đi làm, về nhà lại quày quả hâm nóng đồ ăn, đắp khăn ướt cho con, canh từng chút một, tôi không biết đến bao giờ ba mẹ mới có thể yên lòng vì mình.

Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra mình nhớ ba mẹ. Là nhớ người, không nhớ đồ ăn hay mái nhà hay Đà Nẵng gì cả, chỉ nhớ ba mẹ thôi. Cứ thế ngồi ngay dưới mái nhà tuổi thơ mà tôi đi biền biệt ba năm mới trở về, ngay lúc tưởng chừng ít nhớ nhất và ít tiếc nhất, tôi thấy mình vừa nghe “Đêm thấy ta là thác đổ” vừa khóc nức nở. Tôi nhớ ba tôi, hơi thấp người, mập mạp, da ngăm ngăm; tôi giống ba đến mức hồi còn nhỏ người ta bảo thả tôi ra đầu đường cũng biết là con nhà ai. Tôi nhớ mẹ, tóc thưa, dáng gầy nhỏ, lúc nào cũng tất bật đủ chuyện. Tôi nhớ lại bài viết đọc được cách đây hai năm, “20 năm nữa, chúng ta còn gặp bố mẹ bao nhiêu lần?” Tôi nhớ lời thầy giáo chủ nhiệm cấp III từng nói, “Lúc mẹ thầy mất, cụ cũng đã có tuổi. Thầy cũng đã lớn, cũng đủ hiểu lẽ sinh tử trong đời. Nhưng nó vẫn khác lắm các em à. Dù mình bao nhiêu tuổi, trưởng thành đến thế nào, đến ngày ba mẹ mất đi, mình vẫn thấy như vừa đi lạc, thấy bơ vơ lắm.” Tôi thử hình dung cảm giác “đi lạc” ấy, và thấy nước mắt chảy hoài không thôi.

Đây có lẽ là những dòng “ít nước Mỹ” nhất. Tôi vẫn nghĩ mình nên viết về một điều gì đó khác: chuyện tôi ngủ trong xe hơi đậu đọc đường cao tốc khi lái xe xuyên bang (tôi tự hào chuyện đó lắm), chuyện đi bộ lạc trong rừng lúc 10 rưỡi tối, chuyện thức trắng đêm uống hai cốc café đen viết bài luận để sáng hôm sau nộp cho thầy xong là nằm vật ra ngủ ngay giữa thư viện, chuyện bị hai bạn Mỹ trắng hấm hứ nguýt ngáy chỉ vì một con bé châu Á nói tiếng Anh còn sặc accent Việt Nam lại chơi thắng trò Webster,… Nhưng lúc này đây, viết về nước Mỹ, tôi chỉ có thể nghĩ đến ba mẹ của mình – những người đã và có lẽ sẽ giành hết cuộc đời họ ở Việt Nam, để rồi từ nơi đó, ba mẹ đã đưa tôi đến nước Mỹ, để tôi biết ước mơ của mình là gì và mình có thể làm gì.

Lâm Vị Quân (Rio Lâm)

Chú thích:

*Nhan đề bài viết là tên một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Phong Việt

*Webster: trò chơi liên quan đến việc đoán nghĩa của từ tiếng Anh.

Post navigation

Tình yêu và nỗi nhớ cho một miền ký ức xanh
3000 mét trên cao

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

One thought on ““Đã nhìn thấy người từ nơi chốn đây…””

  1. Anonymous says:
    20/08/2016 at 7:28 am

    Hay va y nghia qua nấm oi ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

July 2013
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  
« Jun   Aug »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes