Theo cô Sara Harberson – nguyên trưởng ban tuyển sinh Ivy league, những sinh viên người Mỹ gốc Á gặp những bất lợi riêng khi đăng ký tuyển sinh vào những trường có tỷ lệ chọi cao.
Trong một bài báo gần đây của thời báo Los Angeles, Harberson – nguyên trưởng ban tuyển sinh của Đại học Pennsylvania và nguyên trưởng ban tuyển sinh và hỗ trợ tài chính của Cao đẳng Franklin & Marshall – viết rằng luôn có một lý do nào đó cho sự từ chối tuyển sinh của các trường. Trong nhiều trường hợp, sinh viên bị từ chối vì họ không có “thẻ thông hành” có lợi với hồ sơ ứng viên – điều mà Harberson gọi là “tấm vé vàng để đăng ký vào một học viện ưu tú.”
“Tấm thẻ” này có thể dành cho những vận động viên, con cái của các cựu sinh viên, con cái của những nhà quyên góp hoặc nhà quyên góp tiềm năng, hay những sinh viên có những mối quan hệ tốt”. Harberson cũng viết rằng “Những sinh viên người Mỹ gốc Á thường không có được những “tấm thẻ” như vậy. Cô ghi chú: Người Mỹ gốc Á thường ít khi là hậu duệ của những cựu sinh viên của Ivies. Không có nhiều những vận động viên được chọn từ những đơn đăng ký của các sinh viên Mỹ gốc Á. Cũng như họ hiếm khi được “đánh dấu” như những nhà quyên góp thật sự hay nhà quyên góp tiềm năng. Họ chỉ đơn giản là không có sự kết nối lâu dài với những học viện này. Và sự thật là những sinh viên Mỹ gốc Á thường không sử dụng những mối quan hệ mà họ có. Trong những năm làm công việc tuyển sinh tại trường cao đẳng, tôi chưa từng nhận được một cuộc điện thoại hay viếng thăm nào từ một chính trị gia, người đứng đầu một tổ chức hay trưởng nhóm nào đó đến ủng hộ và tham vấn cho một sinh viên Mỹ gốc Á.
Trong những cuộc tranh luận giữa các nhân viên phòng tuyển sinh, những sinh viên Mỹ gốc Á cũng nhận được sự phân biệt về chủng tộc chỉ qua khuôn mặt của họ.Harberson viết, các trường ưu tú có những tiêu chuẩn tuyển sinh toàn diện, trong đó chủng tộc cũng là một yếu tố quyết định việc sinh viên có được nhận hay không. Trong một vài trường hợp, việc xem xét về chủng tộc có thể gây bất lợi cho những sinh viên Mỹ gốc Á.
Bài báo của Harberson xuất hiện khi đang có một cuộc tranh cãi về việc sử dụng chủng tộc như một tiêu chí xét tuyển, đặc biệt đối với những sinh viên Mỹ gốc Á.
Vào tháng 5, một liên đoàn ủng hộ những người Mỹ gốc Á đã phản ánh tới liên bang về trường Đại học Harvard, cho rằng trường xét tuyển dựa trên chủng tộc.
Vào năm ngoái cũng đã có một vụ kiện tụng trường Đại học Harvard và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill từ một nhóm được gọi là Những sinh viên yêu cầu tuyển sinh công bằng.
“Những sinh viên yêu cầu tuyển sinh công bằng đã đưa ra những dữ liệu và phân tích khẳng định mạnh mẽ rằng những sinh viên người da trắng, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha được ưu tiên hơn so với người Mỹ gốc Á ưu tú khi đăng ký tuyển sinh vào Harvard”, nhóm này viết trong một thông cáo báo chí.
Trong bài phát biểu sau lời phàn nàn vào hồi tháng năm, trưởng đoàn luật sư Đại học Harvard Robert Luino viết “Chính sách tuyển sinh của trường hoàn toàn tuân theo luật và điều này rất thiết yếu đối với những mục đích sư phạm của nhà trường. Trường xem xét mỗi sinh viên trên đánh giá cá nhân và tổng quan với mục đích tạo ra một cộng đồng giáo dục sôi động, khác biệt về nền tảng, ý tưởng, kinh nghiệm, tài năng và cảm hứng.”
Các tư vấn tuyển sinh của một số trường cao đẳng đang nhắm đến những gia đình người Mỹ gốc Á để giúp họ đấu tranh với cái mà họ gọi là “trần nhà bằng tre” tại các trường ưu tú.
James Chen, sáng lập viên của Tư vấn Cao đẳng Cao cấp Châu Á nói với tờ The Boston Globe: “Đừng nói về chuyện gia đình bạn đến đây từ Việt Nam với 2 đô-la trên một chiếc thuyền ọp ẹp và phải bơi tránh cá mập”.
Theo hotcourses
Xem bài gốc tại đây