• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2013
  • June
  • 5
  • Trải nghiệm ngày hội khoa học

Trải nghiệm ngày hội khoa học

Nguyen Dinh Phu
05/06/201307/11/2013 No Comments

Từ lúc còn học đại học ở Việt Nam, tôi đã mơ về nước Mỹ với nền giáo dục hiện đại, có những trường đại học với nền khoa học kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến mà chẳng mảy may nghĩ đến một ngày nào đó tôi sẽ bước chân vào trường trung học và kinh ngạc trước những gì tôi học được từ những đứa trẻ lớp 6. Quả thật, đã 3 năm ở Mỹ, trải  3 mùa Hội Khoa học (Science fair), đây vẫn là một trong những trải nghiệm đáng nhớ của tôi trên đất nước này.

Ngày Hội Khoa học là một cuộc thi mang quy mô toàn nước Mỹ. Bắt đầu từ cấp địa phương, cấp hạt, cấp bang và cuối cùng là cấp liên bang. Mục đích của cuộc thi này là dạy cho học sinh đặt câu hỏi, đặt vấn đề cho chính mình, khơi gợi tính sáng tạo, đồng thời cũng nhằm phát hiện và tuyên dương những học sinh có năng khiếu khoa học đặc biệt.

Vào đầu mỗi mùa Thu, các trường trung học ở Mỹ thường gửi thư  điện tử đến trường Đại học và một số doanh nghiệp trong vùng để mời học viên sau đại học và một số viên chức đăng kí làm giám khảo. Tôi thường chọn cho mình một trường gần nhà để tiện việc đi lại. Hai tuần sau, tôi nhận được thư cảm ơn của trường, ghi rõ lịch hẹn, có bản đồ, chỉ dẫn đậu xe, người liên hệ, … Với chuyên ngành học là nông nghiệp, tôi thường được phân công chấm những bài thi thực vật của học sinh lớp 6 và lớp 7.

Đến ngày hẹn, chúng tôi tự mình tìm đến trường và được giáo viên hướng dẫn vào một phòng họp. Tại đây mọi người được nghe trình bày ngắn gọn về một số quy tắc làm việc và ứng xử với thí sinh, nguyên tắc chấm thi… Chúng tôi tự xếp mình vào các nhóm 5-7 người rồi tiến vào hội trường nơi trưng bày các tác phẩm dự thi. Nhóm của tôi có một chú cảnh sát, một ông kế toán, còn lại là giáo viên về hưu và học viên sau đại học. Con đường từ phòng họp đến hội trường tuy ngắn nhưng những vật chất và trang thiết bị dạy học làm tôi không khỏi bồi hồi khi nghĩ về quê nhà. Ước gì trẻ con của mình cũng được như vậy.

Phòng thi là một nhà thi đấu thể thao lớn với rất nhiều poster, sản phẩm dự thi cùng thí sinh đứng bên cạnh chuẩn bị thuyết trình. Đây mới thực sự là lúc cuộc chơi bắt đầu trở nên thú vị. Xin giới thiệu một vài hình ảnh, bài thi và thí sinh khiến tôi không thể không suy nghĩ về các bạn trẻ Mỹ.

Trước tiên, xin nói sơ qua, một trong những yêu cầu bắt buộc của cuộc thi này là thí sinh phải tự đặt ra cho mình một câu hỏi/giả thuyết về bất kì vấn đề nào đó và sau đó bằng mọi cách tự tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình, chứng minh giả thuyết đặt ra là đúng hay sai. Bạn sẽ tìm thấy cái khuôn này ở mọi đề tài: Tên đề tài, vấn đề đặt ra, giả thuyết, giới thiệu, vật liệu, phương pháp, kết quả, giải thích, và tài liệu tham khảo. Dù chỉ là sản phẩm của học sinh lớp 6 tự làm nhưng nhiều bài thi tỏ ra chuyên nghiệp một cách bất ngờ, thuyết trình một cách suôn sẻ như một nhà khoa học thực sự.

IMG_6745

Đề tài: Nước tiểu chó có gây độc cho cỏ hay không? Olivia bật mí cho tôi biết phần khó nhất là … làm sao lấy được nước tiểu chó. Sau một tháng không thể thu được nước tiểu từ 3 chú cho cưng, em tự mày mò tài liệu và quyết định thay thế bằng dung dịch ammoniac 9.3g/L. Em thử nghiệm trên 4 loại cỏ và lặp lại 2 lần. Giám khảo bất ngờ tập 1!!!

IMG_3856

Một hình ảnh trích ra từ bài dự thi của Jonathan. Đây là một trong những đề tài làm tôi bất ngờ nhất. Em cho rằng cây cà chua lấy dinh dưỡng từ đất, do phải bơm lên ngọn nên tốn năng lượng. Nếu trồng lộn ngược xuống thì chắc cây sẽ nhiều trái hơn. Giám khảo bất ngờ tập 2!!!

Jonathan cho tôi biết điều quan trọng nhất em học được sau dự án này là cách sử dụng excel để tính toán và so sánh thí nghiệm

IMG_3855 

IMG_6793

Đề tài: Kính hiển vi tự chế. Tim cho chúng tôi thấy có thể xem được tế bào vảy hành và tinh thể muối ăn. Em tự làm từ những đồ chơi có sẵn ở nhà.

IMG_6738

Sandra với câu hỏi: Âm nhạc ảnh hưởng đến cây cối như thế nào? Em rất yêu âm nhạc và cây cỏ nên đã thực hiện đề tài này. Mỗi ngày em cho cây nghe nhạc 2h , đủ mọi thể loại nhac và có thấy một chút khác biệt.

IMG_6740

Đề tài được đánh giá cao nhất trong vòng thi cấp trường thuộc về Nalini K. Em đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên năng suất cây trồng (Shorgum). Để thực hiện được đề tài này em đã dành cả mùa hè của mình làm việc tại Đại học Florida với sự hướng dẫn của Giáo sư và một học viên sau đại học. Tôi hỏi Nalini một câu hỏi ngẫu nhiên về tác động của nhiệt độ lên sự nảy mầm của hạt phấn. Việc em có thể trả lời với mức hiểu biết của một sinh viên đại học chuyên ngành sinh học khiến tôi và các giám khảo khác đều tỏ ra kinh ngạc.

Đề tài đoạt giải là những đề tài có ý tưởng hay, phương pháp chứng minh chặt chẽ, ghi chép theo dõi rõ ràng, và phải có phương pháp thống kê chính xác.

IMG_6786

Không phải đề tài nào cũng mang hàm lượng khoa học cao. Jenni và Alex là hai bạn trẻ thích ăn bánh nên thử nghiệm các loại ngũ cốc khác nhau để làm bánh, sau đó … tự ăn bánh để đánh giá chất lượng. J Trẻ em Mỹ được dạy kĩ năng giao tiếp từ sớm nên rất tự tin khi thuyết trình.

Cuộc thi không phải 100% khoa học mà vẫn có nhiều chỗ cho yếu tố “vui là chính.” Một số học sinh mặc dù không có phương pháp tốt nhưng chúng có những ý tưởng khiến giám khảo phải kinh hoàng.

Funny-Science-Fair-What-do-my-farts-smell-like

Dự án của Tony tìm hiểu tác động của thức ăn lên … mùi rắm. Với thí sinh này tôi bó tay toàn tập!!!

Funny-Science-Fair-Bowl-cut-aerodynamics-570x375

Pete với câu hỏi đặc biệt của mình: Kiểu tóc ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ chạy? Cậu cho rằng nếu cậu để kiểu tóc trái dừa sẽ chạy nhanh hơn nhiều so với khi cắt đầu đinh.

Học sinh được khuyến khích tham gia cuộc thi bằng điểm cộng. Chúng nhận được sự hỗ trợ của giáo viên, giáo sư trường đại học, sinh viên, và bố mẹ trong quá trình thực hiện đề tài nhưng sản phẩm cuối cùng phải thực sự là sản phẩm của học sinh. Phần lớn các gia đình ở Mỹ không làm bài tập thay cho con, nếu có thì chỉ sau vài câu hỏi là giám khảo có thể xác định và loại ra ngay.

Thay cho lời kết, tôi được biết nhiều quốc gia châu Âu và Úc cũng tổ chức ngày Hội Khoa học hằng năm giúp lôi kéo công chúng lại gần khoa học, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thông qua một vài hình ảnh trích lược và trải nghiệm của mình, tôi muốn gửi đến bạn đọc trẻ một hoạt động có ý nghĩa, một vài ý tưởng cho cuộc sống. Thích thú với câu hỏi mà các em đặt ra, tôi tự hỏi mình: Khi nào thì tôi đi chấm cuộc thi này ở Việt Nam?

Nguyễn Hữu Hoàng

University of Florida

Post navigation

Tiền và Sức khoẻ
Tới xem lễ hội nhạc Ragtime Scott Joplin

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ

Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022

Dante Luong
17/05/202229/05/2022 No Comments

Hoài niệm về Concordia University Chicago

Dante Luong
21/04/202229/05/2022 No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

June 2013
M T W T F S S
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
« May   Jul »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes